Hội những người có nhóm máu hiếm Rh - Rhesus factor
GIVING = LIVING

Một giọt máu - Triệu tấm lòng

Chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ

Không tương thích nhóm máu - nguyên nhân của bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh

Bích Ái Lượt xem: 2227 Chia sẻ 0 Bài viết có hữu ích với bạn? 0 0

Tan máu ở trẻ sơ sinh, một căn bệnh nguy hiểm thường gặp do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé trong khi mang thai đến lúc sinh đẻ. Nếu bạn chuẩn bị có em bé, hãy đọc bài viết này để trang bị kiến thức và chuẩn bị tinh thần thật tốt cho những lần vượt cạn thành công.

Bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh còn có tên gọi là Erythroblastosis fetalis, chỉ sự thiếu máu do phản ứng miễn dịch của cơ thể mẹ, được sinh ra từ sự không tương thích nhóm máu giữa mẹ và thai nhi, làm phá vỡ hồng cầu của thai nhi, gây ra các triệu chứng liên quan hoặc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. 

Bệnh tan máu bẩm sinh (Nguồn hình ảnh internet)
Bệnh tan máu bẩm sinh (Nguồn hình ảnh internet)

Sự bất đồng nhóm máu- nguyên nhân của bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân của bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh bắt nguồn từ hai hệ thống nhóm máu là ABO và Rh, trong đó nguyên nhân chính là từ yếu tố Rh. Điều này có nghĩa, người mẹ có nhóm máu Rh- mang thai con có nhóm máu Rh+.

Ở lần mang thai đầu tiên

Nếu người mẹ nhóm máu Rh-, thai nhi nhóm máu Rh+ thì vẫn hiếm xảy ra trường hợp bất bình thường ở lần mang thai đầu tiên vì lúc này lượng kháng nguyên trong máu của thai nhi xâm nhập vào cơ thể mẹ thông qua nhau thai không đủ để gây cơ chế miễn dịch đủ mạnh ở mẹ. Tuy nhiên, sự phát triển của kháng thể trong máu của mẹ sẽ tăng dần qua lần chuyển dạ và các lần mang thai sau đó.

Ở lần mang thai thứ hai

Nếu mang thai lần hai, người mẹ cần phải cực kì cẩn trọng.

Sự manh nha của kháng thể đã xuất hiện ở lần mang thai đầu tiên sẽ nhanh chóng trở nên mạnh mẽ. Nếu con mang nhóm máu Rh+, điều này sẽ xảy ra. Lúc này lượng kháng nguyên trong máu của thai nhi đủ mạnh để kích thích sự phản ứng  của hệ miễn dịch của cơ thể mẹ. Theo nguyên tắc, kháng thể sẽ gắn vào kháng nguyên và cuộc “tàn sát” này làm cho hồng cầu của thai nhi bị phá vỡ với số lượng rất nhiều.

Sự không tương thích trong nhóm máu ABO giữa mẹ và thai nhi thường phổ biến hơn nhưng ít nghiêm trọng hơn là sự bất đồng giữa nhóm máu Rh ( tuy nhiên đối với trường hợp nhóm máu A(thai nhi) và O (mẹ) thì mức độ sẽ rất nặng).

Thiếu máu hay tan máu ở trẻ sơ sinh có nhiều mức độ tùy thuộc vào mức độ tan máu. Nhẹ có thể làm thiếu máu nhẹ, không có biến chứng. Nặng thì thai nhi chết khi chưa được sinh ra hoặc sinh ra mà không được cấp cứu kịp thời cũng sẽ không sống được.

Sự bất đồng về nhóm máu (Hình ảnh minh họa)
Sự bất đồng về nhóm máu (Hình ảnh minh họa)

Đâu là giải pháp?

Ở lần mang thai đầu tiên đến lần mang thai tiếp theo, để giảm sự phát triển của kháng thể trong máu của mẹ nhằm chống kháng nguyên trong máu của thai nhi thì người mẹ sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh.

Xác định nồng độ bilirubin và xác định bệnh ở các mức độ. Nếu nồng độ tăng cao, có thể truyền máu trong tử cung Rh- cho đến khi sinh, đồng thời kết hợp sử dụng Rh immunoglobulin để ngăn chặn các nguy cơ về sự gia tăng kháng thể của cơ thể mẹ.

Xem thêm: Không tương thích nhóm máu - nguyên nhân của bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh

Những lưu ý khi tiêm hay uống thuốc hoặc kháng sinh hoặc truyền máu trong quá trình mẹ mang thai cần có sự trao đổi kĩ lưỡng giữa mẹ và bác sĩ có chuyên môn.

Với y học hiện nay thì nguy cơ tan máu ở thai nhi đã được kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả, nên mẹ khi mang thai có nhóm máu Rh hãy yên tâm nhé, tuy nhiên không được chủ quan hoặc nghe theo lời khuyên không có cơ sở nào từ những người không phải là y bác sĩ có chuyên môn để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Tác giả: Hạ Du

Bệnh nhân cần giúp đỡ

Chia sẻ mới nhất

Bài viết mới nhất