Hội những người có nhóm máu hiếm Rh - Rhesus factor
GIVING = LIVING

Một giọt máu - Triệu tấm lòng

Chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ

Các nhóm máu ở người

Hạ Du Lượt xem: 10642 Chia sẻ 0 Bài viết có hữu ích với bạn? 2 0

Chúng ta vẫn luôn biết rằng, máu lưu thông khắp cơ thể, giữ cho tim còn đập và đem lại sự sống cho con người. Nhưng các bạn đã hiểu tường tận về các nhóm máu ở người hay chưa? Nếu chưa thì hãy đọc ngay bài viết này để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về các nhóm máu ở người nhé!

Năm 1901, dấu mốc của y học

Năm 1901, Landsteiner, một thầy thuốc, nhà sinh học người Áo, đã phát hiện ra huyết thanh của người này có thể làm ngưng kết hồng cầu của người kia và ngược lại. Sau đó là sự phát hiện kháng nguyên A và kháng thể A, kháng nguyên B và kháng thể B, cơ sở cho sự phân chia các nhóm máu.

2 hệ thống nhóm máu quan trọng trong truyền máu

Y học đã phát hiện 5 hệ thống nhóm máu như sau:

Nhóm máu ABO (hệ thống nhóm máu ABO).

- Nhóm máu Rh (hệ thống nhóm máu Rh).

Nhóm máu Lewis (hệ thống kháng nguyên Lewis).

Nhóm máu Kell (hệ thống kháng nguyên Kell).

Nhóm máu MNS (hệ thống kháng nguyên MNS).

Trong đó ABO (ABO blood group system) và Rh là hai hệ thống nhóm máu quan trọng, thường gặp nhất trong truyền máu. Mỗi nhóm máu lại có một đặc trưng, tính chất riêng nên biết được nhóm máu nào là rất cần thiết với con người.

A, B, AB và O- những nhóm máu cơ bản theo phân loại ABO.

Lịch sử ra đời

Các nghiên cứu của Landsteiner xác định có ít nhất ba loại máu khác nhau ở người. Nếu ở hồng cầu có "dấu hiệu" (sau này gọi là kháng nguyên) không phù hợp với "dấu hiệu" (sau này gọi là kháng thể) trong huyết thanh, thì sẽ bị kết dính với nhau, vón thành "cục". Ông gọi đó là A và B và nếu không có thì gọi là C. Đến năm 1910, Ludwik Hirszfeld và Emil Freiherr von Dungern đề xuất kí hiệu 0 (số không) hay O thay cho nhóm C, bởi do từ tiếng Đức"Ohne" nghĩa là "không có". Sau đó, nhóm AB được Sturli và von Decastello phát hiện là nhóm máu có cả "dấu hiệu" A và B. Từ đó, tên gọi nhóm máu ABO (tên ghép của 3 kí hiệu trên) ra đời và tồn tại đến ngày nay. 

Kháng nguyên và kháng thể trong các nhóm máu 

(Nhóm máu theo hệ thống ABO bao gồm các kháng thể và kháng nguyên- Hình ảnh từ internet)
(Nhóm máu theo hệ thống ABO bao gồm các kháng thể và kháng nguyên- Hình ảnh từ internet)

Sự có mặt của kháng nguyên và kháng thể trong các nhóm máu liên quan đến khả năng cho nhận của từng nhóm máu.

Ví dụ: Nếu một người thuộc nhóm máu A nhận máu của người nhóm máu B sẽ xảy ra hiện tượng kháng thể B gắn vào kháng nguyên A và kháng thể A gắn vào kháng nguyên B, hiện tượng miễn dịch trong máu sẽ làm cho chúng phản ứng, “đối chọi” , gây kết dính lại với nhau, dẫn tới tắt nghẽn động mạch, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cụ thể khả năng cho nhận các nhóm máu được thể hiện trong bảng sau:

(Khả năng cho nhận của các nhóm máu – Hình ảnh từ internet)
(Khả năng cho nhận của các nhóm máu – Hình ảnh từ internet)

Rh- và Rh+ theo phân loại yếu tố Rh

Yếu tố phân loại

Dựa vào trạng thái Rh âm tính hay dương tính với kháng nguyên D (một loại kháng nguyên có tính sinh miễn dịch cao và kháng nguyên mạnh). Nghĩa là nếu có kháng nguyên D thì dương tính ( Rh+: A Rh+, B Rh+, AB Rh+, O Rh+) và không có kháng nguyên D thì âm tính ( Rh-: A Rh-, B Rh-, AB Rh-, O Rh-)

Rh là yếu tố di truyền của cá nhân, đối với người Việt thì tỉ lệ những người mang nhóm máu Rh- rất thấp (0,04%) nên gọi là máu hiếm.

Khả năng cho nhận

Thực tế những người mang nhóm máu Rh- sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nếu vô tình gặp phải trường hợp cần truyền máu. Nếu người mang nhóm máu Rh+ cần máu thì có thể nhận máu từ người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh-. Tuy nhiên nếu người mang nhóm máu Rh- cần máu thì chỉ nhận duy nhất được nhóm máu Rh-.

Đặc biệt đối với mẹ mang thai có nhóm máu Rh- và em bé mang nhóm máu Rh+ thì sẽ xảy ra hiện tượng bất đồng nhóm máu. Nghĩa là cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể chống lại máu của bé, gây phá vỡ hồng cầu, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm sự không tương thích trên, sẽ có sự can thiệp các yếu tố từ bên ngoài do bác sĩ có chuyên môn phụ trách, hạn chế và triệt tiêu những khả năng mắc bệnh ở thai nhi.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về các nhóm máu, hãy đến ngay các cơ sở y tế để xét nghiệm máu hoặc đăng kí hiến máu nhân đạo để không chỉ hiểu, biết mình thuộc nhóm máu nào, sức khỏe ra sao mà còn là hành động mang ý nghĩa lớn đối với cộng đồng.

Xem thêm: Ý nghĩa to lớn của nhóm máu trong Y học

Tác giả: Hạ Du

Bệnh nhân cần giúp đỡ

Chia sẻ mới nhất

Bài viết mới nhất