Bạch cầu hay tế bào máu trắng là một thành phần quan trọng của máu, chúng có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể phát hiện ra những tế bào lạ xâm nhập và tiêu diệt chúng. Ở một mức độ phù hợp chúng có vai trò như vậy, nhưng khi chúng đột nhiên tăng cao thì cơ thể người có gặp phải vấn đề gì không?
Có nhiều loại tế bào bạch cầu trong cơ thể, do đó trước những tế bào và virut lạ sẽ có những loại bạch cầu riêng. Tùy theo nhiệm vụ hay chức năng của loại bạch cầu mà thời gian chúng tồn tại có thể dao động từ 1 tuần cho đến vài tháng. Ngoài cư trú ở tủy xương, tế bào bạch cầu còn cư trú tại rất nhiều các mô trên khắp cơ thể.
Dựa vào nhiệm vụ và chức năng mà có các loại tế bào bạch cầu khác nhau.
Bình thường số lượng bạch cầu trong máu sẽ dao động từ 6-9 k/ μL (6 ngàn đến 9 ngàn trong 1 micro lít máu). Tuy nhiên nếu khi làm xét nghiệm trong quá trình khám sức khỏe tổng quát bạn nhận thấy số lượng tế bào bạch cầu của mình vượt quá mức trên thì nên đặc biệt lưu ý, vì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị mắc một số bệnh về máu như bạch cầu ác tính (ung thư máu), các bệnh liên quan đến bạch cầu như bệnh bạch cầu limpho, hoặc thiếu máu, nhiễm khuẩn,…
Sau xét nghiệm bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện những xét nghiệm tiếp theo để biết chắc chắn bạn đang bị mắc bệnh gì từ đó có phương hướng và phác đồ điều trị kịp thời giúp bạn hồi phục sức khỏe.
Xem thêm: Bệnh suy giảm bạch cầu có điều trị được không?
Bạch cầu là một thành phần rất quan trọng của máu tuy nhiên ít được chú ý đến. Hồng cầu do có chứa các huyết sắc tố nên có màu đỏ vì vậy ta có thể dễ dàng phát hiện ra khi chảy máu còn bạch cầu thì hầu như là không. Để biết tình trạng sức khỏe của mình như thế nào bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát thường xuyên, để phát hiện các bệnh liên quan đến máu sớm nhất nhé. Chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh.