Chắc hẳn các bà mẹ sẽ lo lắng khi em bé sinh ra bị nhẹ cân. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các mẹ một số thông tin về nguyên nhân và cách nuôi dưỡng trẻ nhẹ cân để giúp các mẹ có thể dễ dàng hơn trong quá trình chăm sóc bé.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) trẻ nhẹ cân là trẻ có cân nặng lúc đẻ dưới 2500gr, bao gồm cả trẻ đẻ ra trước thời kỳ phát triển bình thường trong tử cung mẹ ( trẻ đẻ non) và trẻ chậm phát triển trong tử cung mẹ, bao gồm cả trẻ đẻ đủ tháng hay quá tháng nhưng cân nặng không tương xứng với tuổi thai ( trẻ đẻ yếu) hoặc phối hợp cả hai.
Nguyên nhân trẻ nhẹ cân thường do nhiều yếu tố phối hợp với nhau. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng nguyên nhân dẫn đến 60% trẻ nhẹ cân là từ phía bà mẹ.
- Tình trạng dinh dưỡng của mẹ: Ngay thời điểm trước khi có thai nếu người mẹ thiếu dinh dưỡng thì trẻ đẻ ra sẽ có nguy cơ đẻ con thấp cân. Khi mang bầu, tình trạng dinh dưỡng của mẹ liên quan rõ rệt tới tình trạng dinh dưỡng của thai nhi. Trong quá trình mang thai nếu mẹ không tăng được 10-12kg thì thường do thiếu hụt dinh dưỡng và sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai.
- Tình trạng bệnh tật: người mẹ nếu có bệnh về sản phụ khoa như nhiễm khuẩn đường dinh sản, u nang buồng trứng hoặc các bệnh nhiễm khuẩn do vius, các bệnh tim mạch, thận, huyết áp có nguy cơ gây đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai.
- Tình trạng trước sinh: với những bà mẹ không được khám thai định kì, đầy đủ, khoảng cách giữa các lần sinh con quá ngắn ( dưới 3 năm), không được nghỉ ngơi trước sinh… thường sẽ dẫn đến nguy cơ sinh con nhẹ cân.
Sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào môi trường xung quanh , sự chăm sóc và nuôi dưỡng phải được tiến hành ngay từ giờ đầu sau đẻ vì vậy cần phải tôn trọng một số nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối
Nhất là với trẻ có cân nặng lúc đẻ dưới 1500gr, vô khuẩn ở phòng dưỡng nhi và nhân viên phục vụ.
2. Chống hạ thân nhiệt
Luôn cần giữ nhiệt độ cơ thể trẻ 36°5 – 37C, nhiệt độ phòng phải luôn thích hợp. Ngay sau khi sinh nên cho trẻ tiếp xúc “ da kề da” để sưởi ấm cho trẻ bằng nhiệt độ cơ thể của mẹ.
3. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
Với quan điểm hiện nay,mẹ nên cho trẻ bú sớm, trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ. Nếu trẻ không có phản xạ bú thì mẹ có thể vắt sữa và cho ăn bằng cốc, thìa.
Sữa của bà mẹ đẻ non dùng để nuôi trẻ đẻ non rất phù hợp vì sữa của mẹ đẻ non có nhiều protein và vitamin A, nhiều vitamin kháng khuẩn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống đỡ lại sự tấn công của vi khuẩn.
Sự nuôi dưỡng trẻ phụ thuộc vào cân nặng và ngày tuổi của trẻ. Số lượng sữa cho trẻ ăn tùy thuộc vào cân nặng và tuổi của trẻ.
Số bữa ăn chia làm 8 – 10 lần trên ngày
Số lượng ăn mỗi bữa có thể khác nhau do lúc trẻ ăn nhiều, lúc ăn ít, tuy nhiên cần tính đủ lượng sữa trong một ngày.
Xem thêm: Bệnh vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở tré sơ sinh