Chúng ta đều biết rằng các bệnh truyền nhiễm thường lây lan nhanh, có khi thành dịch lớn và tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng suốt đời.
Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em.
Các bênh trong Chương trình tiêm chủng quốc gia bao gồm:
1. Bệnh lao
2. Bệnh bạch hầu
3. Bệnh bại liệt
4. Bệnh sởi
5. Bệnh ho gà
6. Bệnh uốn ván
7. Bệnh viêm gan B
8. Bệnh viêm não Nhật Bản
9. Bệnh tả
10. Bệnh thương hàn
- Không tiêm liều 2 hoặc liều 3 vaccin bạch hầu – ho gà – uốn ván nếu khi tiêm lần 1 trẻ đã có phản ứng mạnh như trẻ co giât trong vòng 3 ngày sau tiêm
- Tiêm chủng cho trẻ bị bệnh:
Trẻ bệnh nhẹ: vẫn tiêm chủng bình thường
Trẻ sốt nhẹ: vẫn tiêm chủng bình thường
Trẻ sốt cao, bệnh nặng phải nằm viện: bác sỹ sẽ quyết định trong từng trường hợp cụ thể
Trẻ suy dinh dưỡng: cần tiêm đủ các loại vaccine.
- Phản ứng phụ
BCG ( phòng lao): phản ứng thường xảy ra sau tiêm khoảng 2 tuần. Tại chỗ tiêm xuất hiện nốt đỏ nhỏ, hơi sưng, sau 2-3 tuần chỗ sưng trở thành áp xe nhỏ rồi loét ra và để lại sẹo có mặt phẳng hơi lõm, bờ không răn rúm đường kính 3-5mm. Nếu sau tiêm trẻ không có sẹo hoặc sẹo nhỏ đường kính dưới 3mm thì phải tiêm lại.
Xem thêm: Bệnh máu khó đông ở trẻ em
Vaccin bại liệt: thường không có phản ứng phụ
Bạch hầu – ho gà – uốn ván:
Vaccin sởi: Trẻ có thể sốt và nổi ban như ban sởi nhưng phản ứng nhẹ hơn.
Vaccin uốn ván: sau khi tiêm có thể đau, sưng chỗ tiêm vài ngày rồi tự khỏi.
Vaccin viêm gan B: Không có phản ứng phụ đáng kể
Vaccin viêm não: tại chỗ tiêm có phản ứng nhẹ như sưng đỏ, không cần xử trí gì sẽ tự khỏi.
Vaccin tả: sau khi uống có cảm giác buồn nôn
Vaccin thương hàn: có một số trường hợp bị sốt nhẹ và hơi đau tại chỗ tiêm.