Hội những người có nhóm máu hiếm Rh - Rhesus factor
GIVING = LIVING

Một giọt máu - Triệu tấm lòng

Chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ

Nhóm máu và nguyên tắc truyền máu an toàn

Hội nhóm máu hiếm Lượt xem: 305 Chia sẻ 0
Quan tâm 0

Mỗi người mang một nhóm máu riêng và không phải ai cũng có thể truyền máu cho nhau mỗi khi thiếu máu. Việc xét nghiệm nhóm máu giúp chúng ta phát hiện ra nhóm máu chính xác của mình và các đặc tính của nó. Từ đó thực hiện đúng các nguyên tắc cơ bản về an toàn miễn dịch để các kháng khuyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong hệ nhóm máu ABO và Rh(D).

Các nhóm máu trong cơ thể

Máu của người được chia làm nhiều nhóm dựa vào các kháng nguyên trên hồng cầu. Khoa học đã phát hiện khoảng 30 hệ nhóm máu khác nhau. Tuy nhiên, hệ nhóm ABO và Rh(D) là hai hệ cực kỳ quan trọng do có tính sinh miễn dịch cực mạnh.

Nếu truyền máu khác nhóm vào cơ thể, kháng thể của người nhận có thể phá hủy kháng nguyên trên máu của người cho, gây tác hại tới cơ thể. Vậy kháng nguyên và kháng thế là gì?

Kháng nguyên

Là bất kỳ chất nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng. Một phân tử kháng nguyên gồm có 2 phần. Một phần có bản chất là protein với trọng lượng phân tử lớn, có khả năng sinh kháng thể. Phần thứ hai có trọng lượng phân tử nhỏ hơn, có bản chất là lipid hoặc glucid. Đây là phần có tính đặc hiệu với kháng thể, kết hợp được với kháng thể nhưng không có khả năng sinh kháng thể như phần thứ nhất.

Kháng nguyên và kháng thể trong cơ thể

Kháng thể

Kháng thể là các phân tử quan trọng mà hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra nhằm bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân xâm nhập cơ thể. Kháng thể kháng hồng cầu có bản chất là các globulin miễn dịch, có mặt trong huyết tương và kết hợp cùng kháng nguyên.

Hệ nhóm máu trong cơ thể

Có hai hệ chính trong cơ thể là hệ nhóm máu ABO và hệ Rh(D)

Hệ nhóm máu ABO

Gồm có các nhóm máu chính:

Nhóm máu A: Những người nhóm máu A dduowcj đặc trưng bởi sự hiện diện kháng nguyên A trên hồng cầu và kháng thể B trên huyết tương. Người nhóm máu A có thể truyền cho người có cùng nhóm máu A hoặc những người có nhóm máu AB. Đồng thời, những người nhóm máu A cũng có thể nhận truyền máu từ những người cho có nhóm máu O.

Nhóm máu B: Là những người có sự hiện diện của kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu và kháng thể A trong huyết tương. Người có nhòm máu B có thể truyền máu cho những người cùng nhóm máu B hoặc nhóm AB. Đồng thời, những người nhóm máu B cũng có thể nhận máu người cho có nhóm máu O.

Hệ nhóm máu ABO

Nhóm máu AB: đây là nhóm máu ít phổ biến, đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, không có kháng thể trong huyết tương.  Người có nhóm máu AB có thể nhận máu từ bất kỳ ai. Tuy nhiên, vì có cả hai loại kháng nguyên trên tế bào hồng cầu, những người nhóm máu AB chỉ có thể truyền máu cho người cùng nhóm máu AB với họ.

Nhóm máu O: Người có nhóm máu O là nhóm phổ biến nhất. Nhóm máu này không có kháng nguyên A hay kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả 2 kháng thể A và B trong huyết tương. Người nhóm máu O có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác do không có kháng nguyên. Tuy nhiên, người nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ người có cùng nhóm O, do kháng thể trong huyết tương sẽ tấn công các loại khác.

Hệ nhóm máu Rh(D)

Kháng nguyên D trong hệ nhóm máu Rh có tính sinh miễn dịch mạnh nhất trong tất cả các hệ nhóm máu ngoài hệ ABO. Theo thống kê, hầu hết mọi người có mang kháng nguyên D trên hồng cầu và chúng ta gọi là Rh+. Ngược lại những người không mang kháng nguyên D được gọi là Rh-

Ở Việt Nam, có đến 99,96% dân số thuộc nhóm máu Rh D(+) (tức là O+ hoặc A+ hoặc B+ hoặc AB+). Nhưng chỉ có 0,04 – 0,07% số người thuộc nhóm máu RhD(-) (tức là O- hoặc A- hoặc B- hoặc AB-).

Theo qui định của Hiệp hội Truyền máu Quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ < 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm. Vì vậy, ggười có nhóm máu Rh D(-) là nhóm máu hiếm. Cứ 10.000 người mới có khoảng 4-7 người mang nhóm máu Rh D(-). Người có nhóm máu Rh D(-) có thể truyền máu cho người có nhóm máu Rh D(+) nhưng chỉ được nhận máu từ người có cùng nhóm máu và có Rh D(- ).

Tuân thủ các quy tắc truyền máu là điều cần thiết để tránh các hậu quả nghiêm trọng như tán huyết cấp, shock và tử vong.

 Xem thêm: Hậu quả sẽ thế nào nếu truyền nhầm nhóm máu?

Bệnh nhân cần giúp đỡ

Chia sẻ mới nhất

Bài viết mới nhất