Khi truyền máu, ngoài việc sử dụng nguồn máu toàn phần để truyền cho bệnh nhân, thì các chế phẩm của máu sau khi tách chiết cũng được sử dụng để truyền cho những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng nguy hiểm. Hồng cầu nghèo bạch cầu là một chế phẩm từ máu. Hồng cầu nghèo bạch cầu là gì? Được sử dụng trong trường hợp nào?
Hãy đọc bài viết này để đi tìm lời giải cho các câu hỏi trên nhé!
Hồng cầu nghèo bạch cầu là một chế phẩm của máu. Thông qua quá trình ly tâm để phân tách huyết tương, tách lớp giữa huyết tương và hồng cầu. Trong đó lượng hồng cầu chiếm phần lớn, phần bạch cầu đã được loại bỏ gần hết, chỉ còn khoảng 10% so với máu toàn phần chứa bạch cầu. Sau khi tách chiết xong hồng cầu nghèo bạch cầu sẽ được đóng gói với thể tích 120ml cho một đơn vị, và được sử dụng cho người bệnh có nhu cầu.
Việc tách chiết bạch cầu phải được thực hiện trong vòng 72h, kể từ khi máu được lấy ra từ người hiến.
Ngoài phương pháp ly tâm ta có thể tách chiết hồng cầu nghèo bạch cầu bằng phương pháp lọc và chiếu tia cực tím. Trong 3 phương pháp này thì phương pháp lọc là tối ưu nhất. Sự kết hợp giữa lọc vật lý và hấp thụ sẽ đem đến hiệu quả cao nhất. Bên trong bộ lọc chứa nhiều các sợi được đóng gói, khi máu được lọc qua các hạt bạch cầu sẽ bị mắc kẹt, chỉ hồng cầu mới có thể xuyên qua. Nhờ vậy mà chúng ta thu được hồng cầu với số lượng rất ít bạch cầu.
Xem thêm: Hồng cầu có thể tồn tại bao lâu trong cơ thể?
Hồng cầu nghèo bạch cầu được các bác sĩ chỉ định dùng để:
Theo đó bệnh nhân có thể được sử dụng hồng cầu nghèo bạch cầu gồm các bệnh nhân mắc bệnh nhân đang ghép tủy, ghép gan, thận hoặc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể để giảm thiểu tối đa phản ứng đào thải bộ phận cấy ghép mới. Những bệnh nhân mà có phản ứng kháng lại máu thông thường thì có thể sử dụng hồng cầu nghèo bạch cầu để thay thế để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng trên.
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh thalassemia thể nặng, việc truyền máu nhiều lần với số lượng lớn, nên ưu tiên sử dụng hồng cầu nghèo bạch cầu để hạn chế các phản ứng của cơ thể đối với máu.