Máu không phải là một cơ quan nội tạng nhưng ta không thể phủ nhận được vai trò của nó đối với hoạt động sống của con người. Nhưng trong máu bao gồm những thành phần nào? Vai trò của chúng đối với cơ thể ra sao? Hãy đọc bài viết này để hiểu thêm về thứ vật chất đang chảy trong cơ thể chúng ta.
Máu là một tổ chức tồn tại dưới dạng chất lỏng, thông qua hệ thống động mạch, tĩnh mạch và mao mạch để vận chuyển và lưu thông đến tất cả các bộ phận của cơ thể.
Máu bao gồm những thành phần nào và vai trò của chúng ra sao đối với cơ thể.
Trong máu bao gồm các tế bào máu và huyết tương.
Huyết tương là dung dịch có màu vàng nhạt, ngoài thành phần chủ yếu là nước trong huyết tương còn có các chất khác như vitamin, đường, canxi, sắt, muối khoáng,…. Tùy vào tình trạng sức khỏe sinh lý của cơ thể mà huyết tương có thể thay đổi. Nếu huyết tương "đục" có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Vai trò của huyết tương vận chuyển các chất dinh dưỡng như canxi, oxy, protein,… đến nuôi các bộ phận của cơ thể.
- Hồng cầu
Chiếm thành phần lớn trong máu, chứa nhiều huyết sắc tố nên bạn có thể nhận ra máu đang chảy khi bị thương. Hồng cầu được sản sinh ở tủy xương, một tế bào hồng cầu có thời gian sống là 120 ngày, khi kết thúc vòng đời của mình các tế bào chết sẽ được tiêu hủy ở gan và lá lách.
Hồng cầu có chức năng vận chuyển khí oxy đến các tế bào của cơ thể, đồng thời tiếp nhận khí cacbonic , chất thải từ các mô của cơ thể để đào thải ra ngoài. Nếu thiếu hồng cầu bạn sẽ rất dễ gặp phải tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
- Bạch cầu
Chiếm thành phần lớn trong máu sau hồng cầu. Bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể bằng cách ngăn chặn và tiêu diệt chúng.
Dựa vào chức năng có 4 loại tế bào bạch cầu chính: Bạch cầu limpho B, bạch cầu Limpho T, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn.
Thiếu bạch cầu thường khiến sức đề kháng của cơ thể trở nên kém hơn dễ mắc các bệnh viêm nhiễm do không sản sinh ra được kháng thể để chống lại vi khuẩn, vi rút.
- Tiểu cầu
So với hồng cầu và bạch cầu thì tiểu cầu có kích thước nhỏ hơn rất nhiều, mặc dù vậy bạn không nên coi thường những tế bào nhỏ bé này. Tiểu cầu có chức năng cầm máu bằng cách tạo nên những cục máu đông để bịt vết thương. Khi bạn bị đứt tay, các mao mạch máu ở tay bị tổn thương, tiểu cầu sẽ tập trung nhiều tại đây, bám dính vào nhau giống như một chiếc nút chai ngăn vết hở.
Thiếu tiểu cầu có thể dẫn đến một số tình trạng như chảy máu không cầm được, bầm tím bất thường, … Nếu thiếu tiểu cầu trầm trọng có thể dẫn đến xuất huyết, rất nguy hiểm đối với con người.