Đại tràng là một bộ phận chính của hệ tiêu hóa. Sau khi thức ăn được trải qua quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non, nhưng chất cặn bã sẽ được đưa xuống ruột già. Tại đây, đại tràng sẽ hấp thụ nước một lần nữa và đưa các chất còn thừa ra khỏi cơ thể. Do là nơi chứa các chất thừa sau tiêu hóa, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển nên đại tràng là cơ quan rất dễ bị tổn thương, trong đó phổ biến nhất là tình trạng viêm loét.
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc xuất hiện và phát triển ở phần niêm mạc đại tràng. Phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà đại tràng sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau đớn khó chịu, xuất hiện vết viêm loét, xuất huyết…
Khi đại tràng bị viêm thì cần được điều trị dứt điểm sớm nếu không sẽ dễ gây lên các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, ung thư đại tràng…
Viêm đại tràng hiện nay được chia ra làm 2 loại là viêm đại tràng cấp tính và viêm loét đại tràng mạn tính.
Tình trạng viêm loét đại tràng cấp tính hiện nay khá phổ biến. Những người bị viêm loét đại tràng cấp tính thường bắt nguồn từ các nguyên nhân phổ biến như: ngộ độc hoặc dị ứng với thức ăn, sử dụng thực phẩm bẩn hoặc những người thường xuyên phải chịu áp lực căng thẳng trong công việc. Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh kéo dài, ăn uống khó tiêu, táo bón cũng là những nguy cơ gây mắc viêm loét đại tràng.
Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
Khi bị viêm loét đại tràng cấp tính, người bệnh thường gặp các triệu chứng như:
Tình trạng viêm đại tràng không được điều trị sớm dứt điểm sẽ dẫn tới tình trạng viêm loét đại tràng mạn tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh không rõ nguyên nhân vì sao mắc bệnh.
Những dấu hiệu của viêm đại tràng mạn tính thường là: