Mù màu là khiếm khuyết màu sắc, thường xảy ra khi bạn không thể phân biệt được màu sắc một cách bình thường. Những màu người bị mù màu thường không phân biệt được đó là màu xanh, màu đỏ, màu lam. Người bị bệnh mù màu nhẹ thì không ảnh hưởng gì tới cuộc sống, tuy nhiên nếu mù màu quá nặng thì có thể gây nguy hiểm, bởi bạn có thể gặp khó khăn khi phân biệt các loại đèn tín hiệu khác nhau.
Mù màu hay rối loạn sắc giác là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mắt không có khả năng phân biệt được màu sắc của các vật giống như người bình thường.
Khả năng nhận biết màu của người bệnh có thể suy giảm hoặc không nhìn thấy hoàn toàn, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Có những loại bệnh mù màu như: Mù màu đỏ - xanh lá, mù màu xanh lam –vàng, mù màu hoàn toàn.
Nguyên nhân di truyền
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh mù màu, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do di truyền.
Ở người bình thường có đầy các gen OPN1LW, OPN1MW và OPN1SW. các Protein được tạo ra từ các gen này giúp chúng ta phân biệt được những màu sắc khác nhau. Những gen này nếu bị đột biến, không sản sinh được Protein tương ứng, làm các tế bào hình nón vắng mặt, hoặc không hoạt động thì có thể gây nên tình trạng mù màu.
Nếu cả 3 tế bào hình nón đều vắng mặt thì sẽ gặp phải tình trạng mù màu hoàn toàn. Nếu một trong 3 tế bào hình nón không hoạt động thì gặp phải bệnh mù màu nhẹ.
Trong quá trình di truyền các gen OPN1LW, OPN1MW và OPN1SW đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Do chỉ có một nhiễm sắc thể X nên nam giới sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nữ giới nếu sảy ra đột biến gen, do đó mà dễ mắc phải bệnh mù màu hơn. Sự biến đổi của nhiễm sắc thể X sẽ khiến người cha không thể truyền lại cho con những đặc điểm di truyền trên mà NST X đang mang.
Các nguyên nhân khác
Sử dụng một số loại thuốc: một số loại thuốc có thể khiến bạn nhìn màu sắc bị thay đổi. Có thể kể đến một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim, bệnh sốt rét, bệnh cao huyết áp, rối loạn thần kinh,…
Mắc một số bệnh lý: Người mắc một số bệnh lý liên quan đến mắt ( bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, …), dây thần kinh thị giác, khu vực não bộ có chức năng xử lý thông tin thị giác, ….có thể làm suy giảm khả năng nhận biết màu sắc.
Tuổi tác: Cơ thể con người bị lão hóa theo tuổi tác. Khi tuổi càng cao khả năng nhìn thấy và phân biệt màu sắc cũng bị suy giảm.
Hóa chất: Thường xuyên tiếp xúc và làm việc với các loại hóa chất như disulfua cacbon, phân bón và styrene có thể gây mù màu.
Tổn thương liên quan đến mắt: Những tai nạn không mong muốn trong cuộc sống, những tổn thương về mắt, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng quan sát và nhận biết màu sắc của bạn.
Bệnh mù màu không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến quá trình nhìn nhận đồ vật xung quanh. Do vậy mà bạn nên giữ gìn và bảo vệ mắt mình thật tốt, có biện pháp xử trí kịp thời nếu mắc phải.