Bệnh máu khó đông là một bệnh di truyền, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh máu khó đông hay còn gọi là bệnh Hemophilia do cơ thể bị thiếu một số protein giúp đông máu ( hay còn được gọi là những yếu tố đông máu).
Những người bị bệnh máu khó đông sẽ khó cầm máu hơn những người bình thường, dễ dẫn đến chảy máu quá mức, người bệnh có thể bị chảy máu tự phát, chảy máu trong, các khớp bị đau, sưng do chảy máu vào khớp. Bệnh thường gặp ở bé trai từ 3 tuổi trở lên, là một bệnh hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng.
Bệnh được chia thành 3 dạng A ( thiếu hụt yếu tố đông máu VIII), B ( thiếu hụt yếu tố đông máu IX) và C ( thiếu hụt yếu tố đông máu XI).
Một số hiệu bệnh ở trẻ trong thời kỳ sơ sinh: chảy máu rốn, có vết bầm dưới da, chảy máu kéo dài ở các vết tiêm…
Trẻ ngoài 2 tuổi: xuất hiện những dấu hiệu đặc hiệu sau tiêm, đứt tay, nhổ răng, té ngã. Trẻ hay xuất hiện những vết bầm lớn, đau sưng phù các khớp..
Biến chứng của bệnh máu khó đông bao gồm:
Các bậc phụ huynh nên lưu ý những dấu hiệu sớm ở trẻ để có thể xử trí kịp thời, tránh trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm: NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ XUẤT HUYẾT TIỂU CẦU