Bệnh máu khó đông là một căn bệnh khá hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm vì cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể tìm ra phương pháp điều trị triệt để. Do đó việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp bạn ý thức được tình trạng của mình từ đó giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Bệnh máu khó đông là bệnh như thế nào ? Biểu hiện của bệnh máu khó đông ra sao ?
Hãy đọc bài viết này để hiểu thêm về chúng các bạn nhé!
Hemophilia hay còn được gọi với cái tên là bệnh máu khó đông, bệnh rối loạn đông máu. Bệnh xuất hiện do không đủ yếu tố đông máu hoặc thiếu hụt yếu tố đông máu, phổ biến nhất là ở yếu tố VIII và IX.
Bệnh máu khó đông mang tính di truyền, thường thấy ở nhiễm sắc thể giới tính X, chỉ có nhiễm sắc thể giới tính X mới mang 2 yếu tố VIII và IX. Do đó bệnh thường gặp phải nam giới nhiều hơn nữ giới, nếu nữ giới chỉ chứa 1 nhiễm sắc thể X mang bệnh thì có thể di truyền và biểu hiện ra ở con.
Tỷ lệ mắc bệnh máu khó đông hiện nay trên thế giới là 1/5.000 trẻ em, rất hiếm gặp.
Ngoài yếu tố di truyền, nguyên nhân gây nên bệnh máu khó đông cũng có thể do đột biết gen, tình trạng này chiếm khoảng 30% số ca bệnh. Gen đột biến này cũng có thể di truyền cho thế hệ sau nên bạn phải cực kỳ lưu ý.
Xem thêm: Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng ngừa?
Tùy thuộc vào mức độ thiếu các yếu tố đông máu mà triệu chứng và dấu hiệu của bệnh máu khó đông cũng khác nhau. Nếu ở mức độ nhẹ thì sau khi phẫu thuật hoặc chấn thương lớn thì người bệnh mới bị khó đông máu, nhưng nếu ở mức độ nặng người bệnh có thể bị chảy máu tự phát. Dưới đây là một số dấu hiệu của chảy máu tự phát:
Đối với người bị máu khó đông một thương đơn giản nhưng lại khá nguy hiểm, một vết sưng trên đầu nhưng có thể gây chảy máu trong não. Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng nó là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Nếu bạn bị máu khó đông và có các dấu hiệu như đau đầu kéo dài, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, thường cảm thấy buồn ngủ, … thì nên đi khám bác sĩ để biết được tình trạng cụ thể của mình.