Hội những người có nhóm máu hiếm Rh - Rhesus factor
GIVING = LIVING

Một giọt máu - Triệu tấm lòng

Chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ

Bạch cầu thấp, nên ăn gì để tăng cường?

Phạm Thị Hải Lượt xem: 963 Chia sẻ 2
Quan tâm 0

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm bạch cầu ở người.Việc thiếu hụt bạch cầu dễ khiến cơ thể của bạn bị nhiễm khuẩn, không ngăn chặn được các virut có hại tấn công cơ thể. Trong một số trường hợp thiếu hụt bạch cầu ở một mức độ nhẹ ta hoàn toàn có thể bổ sung nếu có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Thực phẩm giúp bổ sung bạch cầu cho cơ thể

1. Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C rất tốt cho cơ thể đặc biệt là hệ miễn dịch. Chúng giúp cơ thể sản sinh ra bạch cầu chống lại sự xâm nhập của virut, vi khuẩn vào trong cơ thể.

Vitamin C thường có trong các loại quả có múi như cam, quýt, bưởi, chanh,…

Mỗi ngày bạn chỉ cần bổ sung 500mg Vitamin C sẽ giúp tăng hiệu quả hấp thụ sắt cho cơ thể.  

2. Các loại thực phẩm giàu sắt

Sắt là nguồn nguyên liệu chính để sản sinh ra máu. Việc sản sinh ra máu đồng nghĩa với việc bạch cầu cũng được sản sinh ra. Do đó bạn nên tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống gồm:

  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu,…
  • Các loại hải sản như tôm, cua, cá,…
  • Các loại đậu như đậu nành, đậu lăng,…
  • Hoa quả sấy
  • Trứng gà
  • Thịt nội tạng động vật như gan
  • Nếu việc hấp thu những loại thực phẩm này quá khó khăn với bạn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các loại thuốc sắt, thuốc bổ máu theo hướng dẫn để giúp sản sinh nhanh chóng các loại tế bào cần thiết cho cơ thể.

3. Thực phẩm giàu axit béo Omega 3

Axit béo omega-3 không chỉ có nhiều trong cá hồi mà còn có nhiều trong các loại hạt như Hạt Chia. Axit béo omega-3 giúp tăng cường hệ miễn dịch đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương.

4. Bổ sung vitamin A

Vitamin A không chỉ giúp chúng ta có đôi mắt khỏe mạnh mà còn giúp cơ thể tăng số lượng tế bào Limpho. Công dụng chính của tế bào Limpho là ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại virut, tiêu diệt loại bỏ chúng khỏi cơ thể.

Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm như rau có màu xanh đậm, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông xanh đỏ, các loại hoa quả như dưa hấu, mận, dưa vang, bưởi,…

Xem thêm: Bệnh suy giảm bạch cầu có điều trị được không?

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý việc duy trì vệ sinh cũng là yếu tố cần thiết giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, từ đó hạn chế được tình trạng sụt giảm bạch cầu. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. . Rửa chén đĩa bằng nước nóng và lau chúng bằng khăn sạch. Không nên dùng những thực phẩm, thức ăn đã bị ôi thiu,hỏng, mốc

Bệnh nhân cần giúp đỡ

Chia sẻ mới nhất

Bài viết mới nhất